Chúng ta đã từng nghe về động vật ăn thịt đồng loại, song trong thế giới tự nhiên vẫn còn rất nhiều loài hi sinh bản thân cho lợi ích chung của nhóm.
Trong thế giới động vật hoang dã, có những loài là con mồi của động vật này nhưng lại là kẻ săn mồi của loài khác, ví như một con rắn ăn thịt chuột nhưng sau đó nó lại là món ăn của đại bàng.
Song một số loài động vật lại có lòng vị tha, trong trường hợp này nó được hiểu như một xu hướng của một cá thể đặt lợi ích nhóm hoặc cá nhân khác lên trên lợi ích của chính nó.
Dơi ma cà rồng, sinh sống chủ yếu ở châu Mỹ, thức ăn của chúng là máu từ các loài khác, song nó được biết đến là có xu hướng chia sẻ hoặc hiến tặng máu nó làm thức ăn cho đồng loại, đặc biệt là những con không thu được chiến lợi phẩm trong chuyến đi săn của mình.
Tương tự, một số loài chim di cư phải bay những chuyến đi dài, chúng giúp đỡ nhau trong quá trình di chuyển bằng cách kết hợp bay theo một đội hình chữ V (đội hình Skein).
Những chiếc lông tách biệt ở đầu mỗi cánh của con chim tạo ra những xoáy nhỏ, hiện tượng này được gọi là “vú xoáy đầu cánh”.
Điều đó giúp mỗi con chim, ngoại trừ con chim ở đầu chữ V (chim đầu đàn), nhận được một chút lực nâng từ vòng xoáy do con chim tạo ra trước mặt nó. Và con chim đầu đàn phải chịu đựng nhiều nhất, nó phải đốt cháy nhiều năng lượng nhất trong đội hình này và không nhận lại được gì.
Trong cả hai trường hợp trên, dơi ma cà rồng hiến máu và chim đầu đàn khi di cư mất nhiều năng lượng hơn, những sinh vật này hi sinh cá nhân cho lợi ích chung của đồng loại.
Tại sao những loài vật này lại hành động theo cách này?
Điều này thực sự đang gây rắc rối cho các nhà khoa học, họ vẫn chưa giải thích được tại sao chúng lại hành động như thế.
Nhà khoa học Charles Darwin – cha đẻ của học thuyết tiến hóa dường như cũng không có câu trả lời cho nó. Trên thực tế, Darwin cho thấy nó phản tác dụng với khái niệm cốt lõi về sự tiến hóa của mình!
Theo Darwin, chọn lọc tự nhiên nên thúc đẩy động vật hành động theo những cách có thể làm tăng cơ hội phát triển hoặc sống sót của chính chúng. Nó không nên trao cơ hội sống cho một cá nhân khác.
Tuy nhiên, điều ngược lại có thể được quan sát trên toàn thế giới.
Điển hình như một đàn linh dương (tên khoa học: impalas) gặm cỏ trên đồng bằng thảo nguyên. Khi một thành viên của đàn phát hiện ra sự hiện diện của kẻ săn mồi, nó sẽ phát ra âm thanh báo động cho phép các thành viên khác trong đàn bỏ chạy.
Trường hợp con linh dương đầu tiên quan sát và nhận thấy sự hiện diện của kẻ săn mồi lặng lẽ bỏ đi, chắc chắn nó sẽ đảm bảo sự an toàn của chính mình. Trên thực tế, chúng không làm thế mà thay vào đó con linh dương này sẽ phát ra âm thanh báo động, và thu hút con mồi hướng về phía mình nhằm cho phép các thành viên khác trong đàn có cơ hội chạy trốn tốt hơn.
Nếu theo chọn lọc tự nhiên, những cá thể trốn thoát, sống sót và sinh con được ưa chuộng, thì tại sao những cá nhân như con linh dương cảnh báo nguy hiểm như trường hợp ở trên lại không bị loại bỏ?
Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta phải xem xét các cơ chế lựa chọn tiến hóa từ một góc độ khác. Chúng ta phải bắt đầu xem xét việc lựa chọn nhóm các loài, thay vì lựa chọn cá thể các thành viên loài.
Trên thực tế, một đàn linh dương trên thảo nguyên đều có xu hướng vị tha đối với nhau. Không có con vật đơn lẻ nào trong đàn coi trọng cuộc sống của chính mình hơn chúng coi trọng đàn.
Về bản chất, đó là tâm lý “một cho tất cả, tất cả cho một” mà chúng dường như đã áp dụng, mỗi cá nhân cư xử vì lợi ích tốt nhất của đàn.
Tuy nhiên, lựa chọn nhóm vẫn là một lập luận gây tranh cãi giữa các nhà sinh học tiến hóa.
Điều này là xuất phát từ một vấn đề được gọi là “sự lật đổ từ bên trong”, nó cho rằng ngay cả một dị nhân hoặc cá nhân “ích kỷ” trong một nhóm vị tha tổng thể cũng sẽ gặt hái được những phần thưởng do những người vị tha tạo ra mà không bao giờ đóng góp cho nhóm. Về cơ bản, họ là những kẻ ăn bám.
Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi những kết quả cuối cùng từ các nhà khoa học, thực tế là ngay cả trong thế giới mà một số loài ăn thịt đồng loại thì vẫn không ít động vật hi sinh để giúp đỡ đồng đội của chúng.