Nguy hiểm rình rập tại Hang Kitum – ổ chứa virus Marburg

Hang Kitum là nguồn gốc của virus Marburg chết người, một mối đe dọa tiềm ẩn tại Công viên Quốc gia Mount Elgon.

Hang Kitum, nằm ở Công viên Quốc gia Mount Elgon, Kenya, là một nơi hoàn hảo cho những người đam mê động vật hoang dã để quan sát các loài động vật ở khoảng cách gần. Tuy nhiên, nó cũng được cho là nguồn gốc của loại virus Marburg chết người, dẫn đến cái chết của những bệnh nhân nhiễm bệnh.

Hang Kitum có phải là nơi chứa những loại virus nguy hiểm nhất thế giới?

Được mệnh danh là một trong năm “hang voi” của núi Elgon, hang Kitum kéo dài khoảng 700 feet (khoảng 213 mét) vào sườn núi. Các bức tường hang động rất giàu trữ lượng muối.

Hang Kitum được coi là một trong những hang động nguy hiểm nhất trên hành tinh do có sự hiện diện của virus Marburg gây chết người, tương tự như virus Ebola. Các cuộc tấn công của virus Marburg gây ra sốt xuất huyết và các triệu chứng nghiêm trọng khác, cuối cùng dẫn đến cái chết của bệnh nhân bị nhiễm bệnh!

Virus Marburg (Marburg Virus Disease – MVD) là một virus RNA thuộc họ Filovirus, cùng họ với virus Ebola, đây là loại virus lây truyền từ động vật sang người, gây sốt xuất huyết và xuất huyết nghiêm trọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể.
Virus Marburg (Marburg Virus Disease – MVD) là một virus RNA thuộc họ Filovirus, cùng họ với virus Ebola, đây là loại virus lây truyền từ động vật sang người, gây sốt xuất huyết và xuất huyết nghiêm trọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể.

Hai trường hợp tử vong do bệnh virus Marburg trong những năm 1980 đã làm dấy lên nghi ngờ về việc hang Kitum là ổ chứa loại virus chết người này.

Trường hợp đầu tiên là vào năm 1980 khi một kỹ sư người Pháp làm việc tại một nhà máy đường gần chân núi Elgon đã mạo hiểm đi vào hang Kitum. Chuyến thăm hang động của người kỹ sư đã trở thành cơn ác mộng khi anh phát triển các triệu chứng nghiêm trọng và phải nhập viện ở Nairobi. Cuối cùng, anh đã chết.

Một trường hợp tử vong khác được ghi nhận vào năm 1987 khi một cậu bé Đan Mạch khám phá hang Kitum trong kỳ nghỉ cùng gia đình. Cậu bé này sau đó cũng chết do nhiễm virus Ravn, một loại virus có liên quan chặt chẽ với virus Marburg.

Cuộc thám hiểm đáng sợ của USAMRIID để xác định các vectơ virus chết người

Dựa trên các trường hợp nêu trên, Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của Quân đội Hoa Kỳ (USAMRIID) đã tổ chức một cuộc thám hiểm ở đó nhằm nỗ lực xác định các loài virus được cho là cư trú trong hang Kitum.

Các nhà khoa học nghi ngờ những con dơi trú ngụ trong hang động có thể đã truyền virus sang người. Họ đã lấy mẫu nhiều loài, bao gồm cả dơi ăn quả, để xác định xem liệu vật trung gian truyền bệnh có được tìm thấy ở những động vật này hay không. Tuy nhiên, không tìm thấy virus gây bệnh Marburg. Vì vậy, nguồn chứa virus này vẫn còn là một bí ẩn.

Vật chủ ban đầu chứa virus Marburg là dơi ăn quả châu Phi, có tên gọi Rousettus aegyptiacus. Dơi ăn quả bị nhiễm virus Marburg không có dấu hiệu bệnh rõ ràng, khó nhận biết. Nhưng các loài linh trưởng (bao gồm cả con người) mắc bệnh có thể phát triển triệu chứng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao tương tự với Ebola.
Vật chủ ban đầu chứa virus Marburg là dơi ăn quả châu Phi, có tên gọi Rousettus aegyptiacus. Dơi ăn quả bị nhiễm virus Marburg không có dấu hiệu bệnh rõ ràng, khó nhận biết. Nhưng các loài linh trưởng (bao gồm cả con người) mắc bệnh có thể phát triển triệu chứng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao tương tự với Ebola.

Cuốn sách bán chạy nhất, “The Hot Zone (1994)” của tác giả Richard Preston mô tả những sự kiện có thật xung quanh đợt bùng phát virus Ebola vào cuối những năm 1980. Ông cũng cung cấp thông tin chi tiết về các đợt bùng phát virus khác ở châu Phi trong những năm 1970 và 1980. Cuốn sách của ông kể chi tiết những trải nghiệm của du khách đến hang Kitum, bao gồm cả hành trình của chính ông đến nơi nguy hiểm đến tính mạng này.

Năm 2007, các cuộc thám hiểm tương tự cũng được tiến hành tại các mỏ ở Uganda và Gabon khi hai công nhân mỏ nhiễm virus Marburg. Bằng chứng chắc chắn về ổ chứa virus gây bệnh Marburg đã được tìm thấy ở loài dơi ăn quả sống trong những hang động này. Điều thú vị là các khu mỏ ở Uganda có đàn dơi ăn quả châu Phi giống như được tìm thấy trong hang Kitum! Điều này cho thấy những con dơi và phân dơi thực sự là vật trung gian được tìm kiếm từ lâu tại hang Kitum. Đáng chú ý, cả hai công nhân mỏ nhiễm virus Marburg năm 2007 đều không bị con dơi nào cắn. Điều này cho thấy, virus đã lây lan qua việc hít phải phân dơi dạng bột!

Khám phá sự thật đằng sau những dấu hiệu bí ẩn của hang Kitum

Khi hang Kitum được phát hiện, nó có nhiều vết xước và rãnh dọc theo các bức tường. Những dấu vết này ban đầu được cho là kết quả của việc người Ai Cập cổ đại đào các bức tường hang động để tìm kiếm vàng, kim cương và các loại đá quý khác. Tuy nhiên, lý do thực sự lại có điều gì đó khá bất thường.

Mỗi đêm, hàng trăm, hàng nghìn động vật hoang dã vào hang để liếm muối đọng trên vách hang. Các loài động vật bao gồm voi, trâu, khỉ đầu chó, báo, linh dương và linh cẩu.

Khi voi vào hang, chúng thường va đầu vào nhau để tìm đường vào. (Ảnh minh họa).
Khi voi vào hang, chúng thường va đầu vào nhau để tìm đường vào. (Ảnh minh họa).

Khi voi vào hang, chúng thường va đầu vào nhau để tìm đường vào. Ngoài ra, chúng còn dùng những chiếc ngà khổng lồ kéo ra những mảng vách hang để nhai và nuốt muối. Kết quả là qua nhiều thế kỷ, trên hang động xuất hiện những vết xước, vết lõm. Dấu vết ngà voi cũng được tìm thấy trên các bức tường của hang động. Trên thực tế, kích thước của hang động đã tăng lên đáng kể trong những năm qua do những hoạt động này của voi. Những động vật khác đến thăm hang Kitum đều tiêu thụ muối do những con voi này để lại.

Cuộc thám hiểm hang động rất nguy hiểm ngay cả đối với những động vật đến thăm hang động này. Những con voi trẻ hơn và có ít kinh nghiệm hơn có thể sẽ bị rơi xuống vực sâu trong hang và điều này dẫn đến việc hang động này trở thành một trong những nghĩa địa voi!

Team Tế Bào Vui
Team Tế Bào Vui
Bài viết: 415