Loài cá Indonesia đổi màu khi tức giận để thể hiện địa vị

Phát hiện mới: loài cá Indonesia biến màu cơ thể thành đen khi tức giận, thể hiện quyền lực.

Các nhà khoa học phát hiện một loài cá nhỏ hung dữ của Indonesia có thể đổi màu toàn thân sang đen khi tức giận để thể hiện sự thống trị của mình.

Các nhà khoa học nhận thấy những con đực quyền lực của một loài cá Indonesia có tên celebes medaka, có thể chuyển sang màu đen khi nó rơi vào trạng thái hung hãn cao độ. Khi bắt đầu có xung đột, trong vòng 1 phút, cơ thể con cá chuyển sang màu đen.

Đây dường như là tín hiệu thể hiện quyền lực đối với các loài cá khác. Những con cá này dữ tợn và hung hăng, đồng nghĩa với việc chúng ít bị tấn công hơn.

Một con cá cầu vồng đực khi bắt đầu xuất hiện các vết đen trên thân. (Ảnh: Ueda et al).
Một con cá cầu vồng đực khi bắt đầu xuất hiện các vết đen trên thân. (Ảnh: Ueda et al).

Để kiểm tra những điều kiện môi trường khiến chúng bị kích động và đổi màu, các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm với ba bể cá. Trong đó, hai bể chứa đầy tảo: một bể có hai con đực và một con cái; bể kia là ba con đực. Bể thứ ba không có tảo: 2 con đực và một con cái.

Trong hai bể có tảo, các con đực đánh nhau, còn bể không có tảo thì chúng không đánh nhau. Điều này cho thấy khi có vật che chắn (bể có tảo) ở một mức độ nào đó, chúng cảm thấy an toàn để sẵn sàng tấn công đối thủ.

Những con đực đổi màu tập trung tấn công những con đực có vết đen tương  tự, và cũng tấn công con cái cũng như con đực không đổi màu. Mặc dù những con đực không đổi màu hiếm khi tấn công các con đực có đổi màu nhưng chúng lại tấn công những con cái và những con đực không đổi màu như chúng.

Những con cái chủ yếu chỉ đánh nhau với những con đực không có vết đen. Trong khi đó, những con đực có vết đen lại rất hay tấn công những con cái. Việc tấn công nhằm vào con cái cho thấy mối liên quan đến việc tiếp cận và sở hữu lãnh thổ và tài nguyên hơn là quyền giao phối.

Một số loài cá khác cũng có sự thay đổi tương tự về màu sắc trên cơ thể thông qua hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh trên các tế bào chứa các hạt sắc tố. Khi sắc tố tập trung nhiều vào tế bào, màu sắc sẽ đậm hơn và ngược lại. Chẳng hạn như cá bảy màu trinidadian cũng đổi màu mắt thành màu đen khi chúng chuẩn bị tấn công đối thủ.

Trong trường hợp của loài cá celebes medaka, các tế bào này có thể là tế bào hắc tố, chứa các hạt màu sẫm melaosome.

Nhà sinh vật học Robert Heathcote ở Trường đại học Oxford, Anh, cho biết adrenaline có thể kích thích tế bào hắc tố, nhưng không phải lúc nào cũng làm cho các cá thể mạnh mẽ nổi trội chuyển sang màu sẫm hơn. Trên thực tế, nhiều loài cá lại có tình trạng ngược lại, tức là những con yếu thế bị bắt nạt lại đổi sang màu sẫm, nhất là khi chúng có nơi ẩn náu. Điều này có thể liên quan đến việc ngụy trang để tránh bị tấn công.

Trong những lúc như vậy, các loài cá đổi màu nhanh hay chậm tùy vào nhiều yếu tố, nhưng có lẽ yếu tố quan trọng nhất là sự kiểm soát khi thần kinh bị kích thích trực tiếp hoặc do mức độ tạo ra các sắc tố mới. Ở cá và động vật chân đầu, sự thay đổi màu sắc có thể diễn ra chỉ cần vài giây.

Team Tế Bào Vui
Team Tế Bào Vui
Bài viết: 407