Khám phá King Edward Point: Thủ phủ của Đảo Nam Georgia

Vùng đất lạnh giá King Edward Point, nơi chỉ có 10 người dám sinh sống với cảnh quan tuyệt đẹp và hoang sơ.

Vùng đất với những dòng sông băng lởm chởm, những chú chim cánh cụt ngộ nghĩnh và chim hải âu khổng lồ là một trong những nơi xa xôi cô quạnh nhất trên Trái đất.

Là thiên đường cho động vật hoang dã và được bao phủ bởi làn nước băng giá quanh năm, King Edward Point nằm trên Đảo Nam Georgia, cách Quần đảo Falkland khoảng 1.400 km về phía Đông Nam.

King Edward Point chính là thủ phủ của Lãnh thổ hải ngoại Nam Georgia và Quần đảo Sandwich thuộc Anh, với dân số chỉ vỏn vẹn 10 người.

Cụ thể, những người ở đây là những người làm việc cho Trạm Nghiên cứu King Edward Point, một trạm nghiên cứu nằm ở lối vào King Edward Cove – vịnh nhỏ trong Vịnh Đông Cumberland và chỉ có thể đến được bằng thuyền.

Dân số ở King Edward Point chỉ vỏn vẹn 10 người trong mùa đông.
Dân số ở King Edward Point chỉ vỏn vẹn 10 người trong mùa đông.

Từ năm 1909, King Edward Point là nơi ở của Thẩm phán người Anh quản lý hòn đảo. Nơi này thường bị nhầm lẫn với Grytviken, một một trạm săn cá voi bị bỏ hoang gần đó. Vào mùa hè, khu vực này có từ 20 đến 40 người sinh sống nhưng vào mùa đông chỉ có 10 người dám ở lại.

Những người sống ở đây bao gồm ba Viên chức Chính phủ được tuyển dụng để sống và làm việc tại trạm theo thời gian luân phiên, ngoài ra còn có nhân viên Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh được tuyển dụng theo hợp đồng 17 tháng.

Những nhân viên khác bao gồm một nhà khoa học thủy sản, một trợ lý lĩnh vực động vật học cho hải cẩu và chim cánh cụt, hai sĩ quan chèo thuyền, một bác sĩ, một trưởng trạm và hai kỹ thuật viên – cả điện và cơ khí.

Vào mùa hè, khu vực này có từ 20 đến 40 người sinh sống.
Vào mùa hè, khu vực này có từ 20 đến 40 người sinh sống.

Trọng tâm chính của nghiên cứu được thực hiện là cung cấp lời khuyên khoa học để hỗ trợ các khu bảo tồn biển, đồng thời chú ý đến việc quản lý bền vững nghề đánh bắt cá thương mại quanh đảo.

Việc sinh sống ở đây lâu dài đòi hỏi mọi người phải chịu đựng khí hậu khắc nghiệt và có thể sẽ có tuyết bất cứ lúc nào, nhiệt độ thay đổi từ -15 độ C vào mùa đông và +20 độ C vào mùa hè, nhưng hòn đảo thường bị tuyết bao phủ từ tháng 5 đến tháng 10.

Mỗi người thay phiên nhau nấu nướng, dọn dẹp, làm bánh mì và một bữa ăn gồm 3 món truyền thống vào tối thứ Bảy. Bên cạnh đó, họ phải vượt qua bài huấn luyện huấn luyện về điều hướng, tìm kiếm và cứu hộ trước khi di chuyển và khi đến nơi và được đào tạo sơ cứu nâng cao.

Việc sinh sống ở đây lâu dài đòi hỏi mọi người phải chịu đựng khí hậu khắc nghiệt.
Việc sinh sống ở đây lâu dài đòi hỏi mọi người phải chịu đựng khí hậu khắc nghiệt.

Bên cạnh đội ngũ nhân viên tối thiểu là một loạt các loài động vật hoang dã, từ chim cánh cụt, đến những con chim hải âu khổng lồ, hải cẩu voi, vịt đuôi kim, bồ hóng. Trên quần đảo Nam Sandwich có đến năm triệu con hải cẩu thuộc bốn loài khác nhau, 65 triệu cá thể chim thuộc 30 loài khác nhau, bao gồm cả loài chim pipit đặc hữu của vùng.

Vùng nước xung quanh hòn đảo cũng là môi trường sống quan trọng cho cá voi di cư, ngoài ra, còn có rất nhiều loài cá cũng như loài nhuyễn thể Nam Cực sinh sống tại đây. Để ngăn chặn tác hại đến môi trường, các nhà nghiên cứu của King Edward Point luôn thực hiện “mọi biện pháp cẩn thận” để giảm nguy cơ lây lan các loài ngoại lai mới.

Team Tế Bào Vui
Team Tế Bào Vui
Bài viết: 418