Khám phá đặc điểm mắt kỳ lạ của khỉ Tarsier

Khám phá cặp mắt dị thường và to lớn nhất ở loài khỉ Tarsier so với kích thước cơ thể.

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như  là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn. Hiện nay, thị lực là giác quan quan trọng nhất đối với nhiều loài động vật, kể cả con người, và chúng đã trở nên vô cùng đa dạng và phức tạp. Hãy cùng trang Techno World điểm qua một số cặp mắt dị thường nhất trong vương quốc động vật.

Khỉ lùn Tarsier

Khỉ Tarsier là một loài linh trưởng ăn đêm tí hon (có kích thước cơ thể khoảng bằng loài sóc), được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới của Đông Nam Á. Đây là loài động vật hoàn toàn ăn thịt để sống duy nhất trên thế giới. Chúng ăn thằn lằn, côn trùng và thậm chí cả vồ bắt chim đang bay. Tuy nhiên, đặc điểm đáng chú ý nhất của khỉ Tarsier là cặp mắt to lớn, “khủng” nhất trong các loài động vật có vú, so với kích thước cơ thể. Nếu mắt của bạn có tỉ lệ tương ứng với cơ thể như giống khỉ này thì chúng phải đạt kích thước của quả bưởi.

Khám phá đặc điểm mắt kỳ lạ của khỉ Tarsier

Đôi mắt to lớn của khỉ Tarsier nằm cố định trong hộp sọ và không thể xoay đảo trong hốc mắt. Để bù đắp cho điều này, khỉ Tarsier có một cái cổ vô cùng linh hoạt và có thể quay 180 độ, giống như cú, để phát hiện các con mồi tiềm năng hoặc những kẻ săn mồi nguy hiểm. Với mỗi con mắt có trọng lượng lớn hơn cả bộ não, loài khỉ lùn có thị lực cực kỳ sắc bén và tầm nhìn ban đêm tuyệt vời. Chúng thậm chí còn được cho là có thể nhìn thấy ánh sáng cực tím. Tuy nhiên, khỉ Tarsier dường như phân biệt màu sắc rất kém, giống nhiều loài động vật ăn đêm khác, bao gồm cả mèo nhà và cú mèo.

Tắc kè hoa

Tắc kè hoa nổi tiếng với khả năng thay đổi màu sắc – một khả năng giúp chúng giao tiếp và thể hiện ý định hoặc tâm trạng trước các tắc kè hoa khác (chỉ một số ít loài sử dụng việc thay đổi màu sắc để ngụy trang). Những con thằn lằn này cũng sở hữu đôi mắt vô cùng dị thường. Các mí mắt trên và dưới của chúng dính liền nhau và bao phủ hầu như toàn bộ nhãn cầu, chỉ trừ lại một lỗ nhỏ để con người nhìn xuyên qua. Mỗi mắt có thể dịch chuyển hoàn toàn độc lập với mắt kia, vì vậy tắc kè hoa có thể vừa dõi theo các con mồi vừa cảnh giới những mối đe dọa tiềm tàng cùng một lúc. Điều này cũng đồng nghĩa, tắc kè hoa có tầm quan sát đủ 360 độ.

Khám phá đặc điểm mắt kỳ lạ của khỉ Tarsier

Khi tắc kè hoa nhìn thấy một con mồi tiềm năng (thường là côn trùng, mặc dù các loài tắc kè hoa lớn nhất được ghi nhận đã nuốt cả chuột và những động vật nhỏ có xương sống khác), chúng tập trung cả hai mắt về cùng một hướng, đạt tầm nhìn lập thể – điều này rất quan trọng nếu chúng ta xét đến việc tắc kè hoa bắt con mồi bằng cách phóng ra cái lưỡi của chúng ở tốc độ cao, một kỹ thuật đòi hỏi việc đánh giá khoảng cách và độ sâu vô cùng chính xác.

Tắc kè hoa có thị lực rất sắc bén. Chúng có thể quan sát thấy một con côn trùng ở cách xa vài mét. Và cũng giống như khỉ lùn Tarsier, tắc kè hoa có thể nhìn thấy ánh sáng cực tím.

Chuồn chuồn

Chuồn chuồn, một loài côn trùng được xếp vào dạng thợ săn mồi trên không ghê gớm nhất, cũng được trời phú cho những “con mắt thần” trong thế giới động vật. Cặp mắt của chuồn chuồn lớn đến mức chúng che phủ gần như toàn bộ đầu, tạo cho loài côn trùng này dáng vẻ như đang đội mũ bảo hiểm. Giống như tắc kè hoa, chuồn chuồn cũng có tầm nhìn đạt 360 độ. Mỗi mắt của chúng được tạo thành từ 30.000 đơn vị thị giác được gọi là ommatidia, mỗi đơn vị này chứa đựng một thủy tinh thể và hàng loạt các tế bào nhạy cảm ánh sáng. Thị giác của chuồn chuồn quả thực tuyệt vời. Chúng có thể phát hiện màu sắc cũng như ánh sáng phân cực, và đặc biệt nhạy cảm với chuyển động, cho phép chúng nhanh chóng phát hiện bất kỳ con mồi hoặc kẻ thù tiềm năng nào.

Khám phá đặc điểm mắt kỳ lạ của khỉ Tarsier

Một số loài chuồn chuồn đi săn mồi vào lúc hoàng hôn có thể quan sát tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, khi con người chúng ta hầu như không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì. Không chỉ vậy, chuồn chuồn còn có ba con mắt nhỏ hơn được gọi là ocelli, có khả năng phát hiện chuyển động nhanh hơn so với cặp mắt kép to lớn. Những ocelli này nhanh chóng gửi thông tin trực quan tới các trung tâm dây thần kinh vận động của chuồn chuồn, cho phép chúng phản ứng trong một phần nhỏ của một giây. Mặc dù chuồn chuồn không phải là loài côn trùng duy nhất sở hữu mắt ocelli (một số loài ong bắp cày và ruồi cũng có đặc điểm này) nhưng chúng sở hữu những con mắt phụ phát triển nhất.

Tắc kè đuôi lá

Khám phá đặc điểm mắt kỳ lạ của khỉ Tarsier

Tắc kè đuôi lá sở hữu cặp mắt trông có vẻ siêu thực, với các con người theo chiều dọc và có hàng loạt “lỗ đinh ghim” mở rộng vào ban đêm, cho phép chúng thu nhận ánh sáng nhiều nhất có thể. Những cặp mắt này cũng có nhiều tế bào nhạy cảm ánh sáng hơn so với mắt người, tạo cho tắc kè đuôi lá khả năng phát hiện các đối tượng cũng như nhìn thấy các màu sắc vào ban đêm. Để dễ hình dung về thị lực ban đêm tuyệt vời của tắc kè, bạn chỉ cần ghi nhớ rằng, trong khi mèo và cá mập lần lượt có thể quan sát tốt gấp 6 và 10 lần con người, thì tắc kè đuôi lá và các loài loài tắc kè sống về đêm khác sở hữu thị lực sắc bén gấp tới 350 lần so với chúng ta trong điều kiện ánh sáng mờ ảo.

Tắc kè đuôi lá cũng sở hữu hàng loạt các mẫu mắt lạ và phức tạp, giúp chúng ngụy trang. Ngoài ra, loài động vật này thiếu mí mắt. Đôi mắt của chúng được một lớp màng trong suốt bảo vệ. Người ta cũng thường thấy tắc kè làm sạch lớp màng bảo vệ này bằng lưỡi của chúng.

Mực ống khổng lồ

Mực ống khổng lồ (Colossal Squid) là sinh vật không xương sống lớn nhất từng được giới khoa học biết đến. Chúng cũng sở hữu những con mắt to lớn nhất trong vương quốc động vật. Mỗi mắt của mực ống khổng lồ có thể đạt kích thước bề ngang tới 30cm và chứa một thủy tinh thể có kích thước của một quả cam. Cặp mắt “khủng” cho phép mực có thể quan sát trong điều kiện ánh sáng mờ yếu, rất hữu ích đối với loài động vật thường dành phần lớn thời gian đi săn ở độ sâu 2.000 mét dưới mặt biển.

Khám phá đặc điểm mắt kỳ lạ của khỉ Tarsier

Cho đến nay, con người mới chỉ bắt được và nghiên cứu mực ống khổng lồ chưa trưởng thành. Một con mực ống khổng lồ trưởng thành hoàn toàn có thể dài tới 15 mét. Những sinh vật to lớn này chắc chắn sẽ có đôi mắt lớn hơn. Không giống như loài mực lớn (Giant Squid), mực ống khổng lồ có tầm nhìn lập thể, với khả năng đánh giá khoảng cách tốt hơn. Đáng kinh ngạc hơn nữa, mỗi mắt của mực ống khổng lồ có sẵn một “đèn pha” gắn trong, cơ quan có thể sản sinh ra ánh sáng mỗi khi chúng tập trung mắt hướng nhìn về phía trước để quan sát con mồi trong bóng tối.

Cá bốn mắt

Được tìm thấy ở Mexico, Trung Mỹ và Bắc Nam Mỹ, đây là loài cá nhỏ có chiều dài cơ thể xấp xỉ 32 cm và thường sống trong nước ngọt hay nước lợ (mặc dù người ta cũng nhìn thấy chúng ở các vùng bờ biển). Thức ăn của cá bốn mắt chủ yếu là côn trùng, nên chúng dành phần lớn thời gian bơi trên mặt nước. Bất chấp tên gọi, cá bốn mắt thực ra chỉ có hai mắt. Tuy nhiên, mỗi mắt bị phân chia bởi một dải mô và mỗi nửa mắt có một con ngươi riêng của nó.

Khám phá đặc điểm mắt kỳ lạ của khỉ Tarsier

Sự thích ứng kỳ lạ này cho phép cá bốn mắt có khả năng nhìn hoàn hảo đồng thời ở cả trên và dưới mặt nước, phát hiện cả con mồi và kẻ thù. Nửa trên của nhãn cầu phù hợp với việc nhìn trong không khí, trong khi nửa dưới thích nghi với việc quan sát dưới nước. Mặc dù cả hai nửa mắt của loài cá này sử dụng chúng một thủy tinh thể nhưng độ dày và đường cong của thủy tinh thể là khác nhau ở nửa mắt trên và dưới, giúp chúng điều chỉnh đặc tính khác nhau của ánh sáng trong không khí và dưới nước. Điều này có nghĩa rằng, khi cá bốn mắt lặn xuống nước, chúng không tập trung nhìn bằng các nửa trên của đôi mắt. Tuy nhiên, cá bốn mắt gần như sống chủ yếu trên mặt nước và chỉ thỉnh thoảng phải lặn để ngăn chặn việc các nửa trên của mắt bị khử nước.

Mực nang

Mắt của mực nang. (Ảnh: A. Martin UW Photography).
Mắt của mực nang. (Ảnh: A. Martin UW Photography).

Không động vật nào có đồng tử giống mực nang. Đồng tử của nó có hình giống chữ W, một đặc điểm mà các nhà sinh vật học xác định giúp loài vật giữ thăng bằng khi trường ánh sáng không ổn định, vốn khá phổ biến ở vùng biển sâu mà chúng sinh sống. Mực nang chỉ có một loại cơ quan thụ quang, có nghĩa chúng chỉ nhìn được màu đơn sắc. Tuy nhiên, đồng tử rộng của mực nang và nhiều loại động vật chân đầu khác có thể thúc đẩy một cách nhìn nhận màu sắc hoàn toàn khác, dựa vào cách ánh sáng truyền qua thấu kính và tách thành cầu vồng.

Dù điều này có thể tạo ra hình ảnh mờ nhòe, sự mờ nhòe phụ thuộc vào màu sắc. Mực nang có thể thấy cả những màu sắc mà con người thậm chí không biết. Đó là cách chúng tự điều chỉnh màu sắc của cơ thể theo môi trường để cải trang. Nhưng khác với nhiều loại động vật chân đầu, mắt của mực nang có thể xoay được, cho phép chúng quan sát thế giới theo ba chiều.

Team Tế Bào Vui
Team Tế Bào Vui
Bài viết: 409